Hành trình niềng răng của mỗi người mỗi khác. Bởi lẽ hiệu quả sau khi niềng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên bạn nên tìm hiểu trước một số vấn đề có thể gặp phải trước khi quyết định niềng răng chỉnh nha. Dưới đây, nha khoa Smile Hunter sẽ chia sẻ 5 kinh nghiệm niềng răng (chỉnh nha) được chia sẻ bởi Giám đốc chuyên môn Nguyễn Tố Hải Hậu.
1. Kinh nghiệm nhổ răng khi niềng
Tùy theo cơ địa, tình trạng răng miệng của từng người mà khi tới thăm khám, nha khoa sẽ chỉ định phương pháp nhổ răng sao cho hợp lý nhất. Có người chỉ phải nhổ từ 1-2 cái nhưng có người phải nhổ tới 4-6 cái, thông thường quá trình nhổ răng được thực hiện để tạo thêm khe hở giữa các răng, giúp nha sĩ có thể kéo răng chạy về đúng vị trí mong muốn.
Việc nhổ răng là một yếu tố không thể tránh khỏi trong quá trình niềng răng. Dựa vào từng mức độ, tình trạng răng miệng khác nhau, nha sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Cũng sẽ có những trường hợp không cần phải nhổ răng, và đa phần những trường hợp sử dụng phương pháp này đều là do răng bị lệch lạc, móm, vẩu,…
2. Niềng răng có đau hay không?
Nếu bạn là một người mới tìm hiểu lĩnh vực này, việc niềng răng có đau hay không chắc chắn là một câu hỏi mà bạn rất quan tâm. Bạn cần nắm được một số giai đoạn đau khi niềng răng như sau:
- Đặt thun tách kẽ:
Đây là bước cơ bản đầu tiên trong quá trình niềng răng. Ở khâu này, nha sĩ sẽ nhét thun vào giữa khe răng 6 hoặc 7 để tạo ra khoảng trống cho việc lắp niềng.
Mức độ đau ở giai đoạn này không quá nhiều nhưng gây ra cảm giác vướng, căng tức khó chịu. Những loại đồ ăn mềm là thực phẩm được đề cử trong giai đoạn này, tránh những thức ăn cứng và vụn để giảm thiểu lực nhai cho răng.
- Nhổ răng
Đây có lẽ là quá trình đau nhất trong quá trình niềng răng. Tuy nhiên cơn đau chỉ xuất hiện khi thuốc tê đã hết. Và để giảm thiểu tình trạng đau đớn này một cách hiệu quả, nha sĩ sẽ kê cho bạn liều thuốc giảm đau, giảm sưng. Trong giai đoạn này cũng cần chú ý ăn thức ăn mềm, lỏng, tránh các đồ ăn cay nóng gây tổn hại đến vùng niêm mạc răng.
- Siết răng
Quá trình siết răng có thể diễn ra mỗi tháng một lần, hoặc 3-4 lần trong 1 tuần tùy từng trường hợp cho tới khi hoàn thành quá trình niềng răng. Mức độ đau khi siết răng vẫn có thể chịu được, và chỉ xuất hiện trong khoảng 2-3 ngày. Cũng ở những ngày này, bạn nên ăn thức ăn lỏng, tránh dùng răng cắn xé thức ăn vì răng đang ở trong trạng thái xô lệch, dùng lực quá mạnh sẽ có thể khiến răng bị chạy khỏi vị trí ban đầu.
- Đeo khí cụ
Các loại khí cụ được đeo trong quá trình niềng răng có thể là dụng cụ nong hàm, minivis. Quá trình nong hàm chắc chắn sẽ gây đau đớn tuy nhiên cũng giống như siết răng, những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian ban đầu. Cũng ở giai đoạn này, các loại thức ăn mềm, lỏng vẫn luôn là thực phẩm xuất hiện trong thực đơn hàng ngày, hạn chế ăn các loại thức ăn cứng để tránh mắc vào phần nong hàm.
Nếu nong hàm bị hằn lên lưỡi gây đau, có thể liên hệ với nha sĩ để hỏi ý kiến và sử dụng những liều thuốc giảm đau phù hợp.
3. Kinh nghiệm xử lý các vấn đề thường gặp khi niềng
Quá trình niềng răng chắc chắn sẽ gặp phải một số vấn đề phát sinh khi chúng ta sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Những lúc như vậy, bạn cần nằm lòng một số kinh nghiệm niềng răng cơ bản như sau để giải quyết các tình huống đó một cách dễ dàng.
- Mắc cài bị bung:
Đây là trường hợp thường thấy và hay xảy ra nhất trong quá trình niềng răng. Những lúc rơi vào tình huống như vậy, bạn không nên quá hoảng loạn mà chỉ cần giữ lại phần mắc cài bị bung, sau đó liên hệ lại với nha sĩ để tiến hành gắn lại. Bạn nên giữ gìn cẩn thận phần mắc cài này bởi nếu làm mất, bạn có thể sẽ bị mất thêm chi phí niềng.
Một điều nữa cần lưu ý đó là tránh ăn các loại đồ ăn quá cứng, chú ý sắt nhỏ thức ăn để hạn chế tình trạng bung mắc cài.
- Vùng môi, má, nướu,.. bị cọ sát với mắc cài làm nhiệt miệng
Quá trình mang thêm một bộ khung sắt vào miệng chắc chắn sẽ gây vướng víu trong khoảng thời gian đầu, thêm vào đó, mắc cài có thể cọ vào phần má, nướu gây nhiệt miệng, thậm chí có thể chảy máu. Giải pháp khắc phục trường hợp này chính là sử dụng các loại gel bôi nhiệt hoặc sáp mà nha khoa cung cấp để bôi lên vùng tiếp xúc với dây cung, tránh tình trạng cọ sát.
Thêm vào đó, bạn nên uống thật nhiều nước cũng như bổ sung các loại hoa quả thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng.
4. Kinh nghiệm vệ sinh răng khi niềng, chải răng đúng cách
Niềng răng khiến cho thức ăn mắc vào răng, vào các khe niềng nhiều hơn so với bình thường. Để làm sạch các cặn thức ăn thừa trong khoang miệng, cách tốt nhất đó là sử dụng tăm, chỉ nha khoa, súc miệng sạch sẽ để đẩy các mảng bám ra ngoài. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể sắm cho mình một chiếc máy tăm nước để làm sạch một cách kỹ càng hơn.
5 Loại bỏ thói quen xấu khi niềng răng
Những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như mút tay, cắn móng tay, cắn hạt, tật đẩy lưỡi,… có thể gây ảnh hưởng tới tiến độ của quá trình niềng, khiến thời gian niềng kéo dài lâu hơn. Vậy nên bạn cần loại bỏ những thói quen này nếu không muốn phải gặp mặt nha sĩ quá nhiều.
Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
Hotline 24/7: 0974 242 242
Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242
-----------------------------
NHA KHOA SMILE HUNTER
Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh