Cấy ghép Implant là phương pháp phục hồi răng mất an toàn, hiệu quả và phù hợp với nhiều trường hợp mất răng mà hầu như ai cũng có thể lựa chọn. Tuy nhiên không phải ai cũng đáp ứng được đầy đủ các yếu tố phù hợp để cấy ghép Implant. Dưới đây là 7 nhóm đối tượng không nên cấy ghép Implant được Bác sĩ chuyên gia Smile Hunter khuyến cáo.
1. Trẻ em dưới 18 tuổi
Trẻ em dưới 18 tuổi không nên cấy ghép Implant bởi trong độ tuổi này xương hàm của trẻ chưa phát triển toàn diện. Hầu hết các cơ và xương hàm mặt của trẻ đang phát triển và bình ổn, chưa thật sự chắc chắn, nên việc cấy ghép Implant sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương hàm sau này.
Trong trường hợp trẻ bị mất răng sớm do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn, sâu răng,... Cô Chú, Anh Chị cần đưa trẻ đến Nha khoa sớm để xử lý kịp thời, tránh để tình trạng mất răng lâu ngày tạo khoảng trống làm các răng bên cạnh mọc xô, lệch.
2. Người mắc bệnh mãn tính
Bệnh nhân tiểu đường mất kiểm soát thì không nên cấy ghép Implant, vì vết thương rất khó lành và dễ nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu người bệnh uống thuốc đầy đủ, kiểm soát tốt mức đường huyết từ 7-10 mmol/ lít thì vẫn có thể cấy ghép Implant.
Đối với người mắc bệnh bạch cầu, cường cận giáp, người đang hóa trị hoặc xạ trị ung thư, suy thận, suy giảm hệ thống miễn dịch hay có van tim nhân tạo sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả điều trị Implant hoặc thậm chí còn gây ra một số phản ứng phụ. Chính vì thế, những đối tượng này không nên cấy ghép Implant.
3. Người nghiện thuốc lá nặng
Hút thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe rất lớn, đặc biệt là ảnh hưởng đến quá trình cấy ghép Implant. Tỷ lệ cấy ghép Implant thất bại ở những người nghiện thuốc cao hơn 10% so với người không hút thuốc.
Thuốc lá ngăn cản sự lành thương của xương ghép, giảm độ rắn chắc của xương cũng như dễ dẫn đến nguy cơ hở vết thương, nhiễm trùng hoặc tiêu xương. Do đó, khi tiến hành điều trị Implant, Bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân bỏ thuốc lá 2-4 tuần trước khi cấy ghép và 4-6 tuần sau cấy ghép Implant.
4. Mật độ xương hàm không đủ
Mật độ xương hàm không đủ có thể do xương hàm bị tiêu khi mất răng quá lâu, hoặc cũng có một số trường hợp bẩm sinh xương hàm phát triển không đủ đầy.
Khi xương hàm không đủ số lượng và chất lượng sẽ khó tích hợp với trụ Implant, trụ Implant sẽ không thể tồn tại vững chắc trong xương hàm.
Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ cần ghép xương trước khi tiến hành cấy ghép Implant để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
5. Khoảng trống răng bị mất quá hẹp
Nếu vị trí răng mất có một khoảng không gian quá hẹp hoặc độ cao để làm răng không đủ thì việc đặt trụ Implant vào xương hàm sẽ gặp khó khăn và làm cho việc gắn răng sứ sẽ không được đều, đẹp.
6. Người bị tâm thần rối loạn
Những bệnh nhân rối loạn tâm thần đang trong thời gian điều trị, hoặc những người luôn trải qua trạng thái căng thẳng, rối loạn cảm xúc nghiêm trọng thì không nên cấy ghép Implant.
Nguyên nhân là do những trường hợp này thường không kiểm soát được tinh thần, dễ hoảng loạn, tâm lý luôn căng thẳng, lo lắng và khó khăn trong việc hợp tác với Bác sĩ, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc điều trị.
7. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai
Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên cấy ghép Implant, bởi trước khi cấy ghép phải chụp X-quang để xác định tình trạng răng miệng, sau khi cấy ghép phải sử dụng một số thuốc chuyên biệt. Chính vì thế sẽ rất ảnh hưởng đến thai nhi.
Do vậy, tất cả chị em phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ tuyệt đối không nên cấy ghép Implant, mà tốt nhất nên đợi sau khi sinh xong. Lúc này sức khỏe đã ổn định, việc điều trị Implant sẽ thuận lợi, an toàn hơn.
Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
Hotline 24/7: 0974 242 242
Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242
-----------------------------
NHA KHOA SMILE HUNTER
Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh