Rất nhiều người sau khi bọc răng sứ thì muốn niềng răng để khắc phục khiếm khuyết về sai lệch khớp cắn. Vậy sau khi bọc răng sứ có niềng được không? Nếu có thể niềng thì nên chọn phương pháp nào? Nha khoa Smile Hunter sẽ giải đáp cho bạn trong bài viết nên làm răng sứ hay niềng răng tốt hơn dưới đây.
Sau khi bọc răng sứ có niềng được không?
Răng sứ bọc rồi có niềng được không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên còn phụ thuộc vào các trường hợp.
Răng sau khi bọc sứ vẫn có thể niềng răng được. Tuy nhiên, việc niềng răng sau khi bọc sứ phù hợp và cần thiết với trường hợp bọc sứ một vài răng hơn trường hợp bọc răng sứ toàn hàm. Với trường hợp này thì khí cụ niềng vẫn có thể dịch chuyển răng sứ và cùi răng thật về vị trí mà bạn mong muốn.
Trong khi đó thì với trường hợp bọc sứ nguyên hàm thì bác sĩ đã có sự sắp xếp các răng cho đều và đạt chuẩn khớp cắn rồi nên việc niềng răng là không cần thiết.
Sau khi bọc sứ nếu muốn niềng răng thì tình trạng răng miệng của bạn phải đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Mão sứ còn cứng cáp, không nứt mẻ, không lung lay.
- Cùi răng thật khoẻ mạnh, có thể chịu đựng lực siết của khí cụ niềng. Nếu cùi răng thật đã yếu nhưng bạn vẫn cố tình niềng răng thì trong thời gian niềng răng có thể bị rụng hoặc lung lay.
- Một lưu ý quan trong khi niềng răng sau khi bọc sứ đó là phải lựa chọn nha khoa uy tín để tránh gây hại cho mão sứ và cùi răng thật.
Tại sao đã bọc răng sứ còn phải niềng răng?
Bọc răng sứ toàn hàm thì sẽ giúp bạn có hàm răng trắng sáng, đều đẹp. Tuy nhiên, nếu bạn bọc răng sứ đơn lẻ từng chiếc thì chỉ khắc phục được khuyết điểm của răng đó. Các khuyết điểm của toàn hàm răng như sai khớp cắn, hô, móm,… có thể chưa được khắc phục triệt để. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn niềng răng thêm để cải thiện các khuyết điểm kể trên.
Đã bọc sứ cả hàm có niềng răng được không?
Để xác định bạn có thể bọc răng sứ cả hàm hay không thì cần sự thăm khám và chỉ định của nha sĩ. Thông thường, việc xác định sau khi bọc răng sứ có niềng được không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố dưới đây:
1. Mô răng còn sót lại có đủ không?
Khi bọc răng sứ cả hàm, bạn sẽ phải toàn bộ răng thật. Nếu cùi răng còn nhiều sau khi mài thì bạn có khả năng niềng răng cao.
Nguyên nhân là bởi khi niềng răng thì khí cụ niềng sẽ di chuyển răng bằng cách truyền lực qua lớp mão sứ. Vì vậy mà sự tác động của khí cụ niềng sẽ bị giới hạn hơn khi áp dụng lên răng thật. Không chỉ vậy, khi đeo khí cụ niềng mắc cài thì răng sứ có thể sẽ bị bật ra và bạn phải làm lại toàn bộ răng sứ. Do vậy, mô răng thật còn lại sau khi bọc răng sứ là yếu tố quan trọng để xác định răng của chúng ta có khả năng chịu thêm lực siết của niềng răng hay không.
2. Răng sứ có làm đúng chuẩn chưa?
Như Parkway đã đề cập phần nội dung răng bọc sứ xong rồi có niềng răng được không ở trên, trong quá trình niềng mão sứ có thể bị bật ra vì phải chịu lực kéo từ khí cụ niềng. Nếu mão sứ không kín khít, không được gắn chặt thì nguy cơ bị bật ra sẽ rất cao. Chính vì vậy mà độ chuẩn của răng sứ cũng là một căn cứ để xác định bạn có thích hợp để tiếp tục niềng răng không.
Để đánh giá mức độ kín khít thì nha sĩ sẽ sử dụng cây thăm khám để rà vùng chân răng sứ. Nếu phát hiện ra khe hở, vùng răng sâu thì bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm lại phần răng sứ đó rồi mới bắt đầu tiến hành niềng. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cho răng của chúng ta khi sử dụng khí cụ niềng.
3. Các răng có bị cứng khớp không?
Nha sĩ có thể kiểm tra tình trạng này bằng cách gõ vào răng bằng một dụng cụ cầm tay. Nếu thấy phát ra một âm thanh rắn, vang thì có thể dự đoán 20% chân răng đã bị ảnh hưởng.
Các bước kiểm tra khác sẽ là quan sát đường viền nướu, các cạnh cắn, mặt nhai và mặt phẳng cắn, mặt phẳng nhai. Tiếp theo là chụp X – quang để kiểm tra khoảng dây chằng nha chu. Răng bị cứng khớp thì sẽ khó niềng hơn nên bác sĩ sẽ tư vấn và giải thích kỹ cho bạn về vấn đề này.
4. Giới hạn di chuyển răng theo kế hoạch?
Nếu bệnh nhân bị móm nặng, hô nặng thì nha sĩ sẽ cân nhắc khả năng điều trị niềng răng. Nha sĩ sẽ tính toán nếu niềng thì răng có thể dịch chuyển tối đa bao nhiêu. Sau đó bác sĩ sẽ xem xét việc áp dụng niềng răng có gây ảnh hưởng tới chân răng không. Nếu để răng dịch chuyển được tới mức độ bệnh nhân mong muốn nhưng răng gốc có thể bị tiêu chân.
Nhằm nâng cao việc tầm soát bệnh lý răng miệng, Nha Khoa Smile Hunter triển khai chương trình ĐẶT LỊCH TRƯỚC - KHÁM RĂNG 0Đ, chi tiết:
- Miễn phí chụp chiếu hình ảnh răng
- Miễn phí lên kế hoạch điều trị
- Tư vấn trực tiếp với Bác sĩ điều trị
- Ký Hợp đồng điều trị
Đăng ký lịch khám ngay để có cơ hội miễn phí 1OO% dịch vụ Chụp Film đồng thời được thăm khám và tư vấn các vấn đề về răng miệng cùng GĐCM. Nguyễn Tố Hải Hậu. Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
- Hotline 24/7: 0974 242 242
- Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242