CÁC TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH CẮM IMPLANT

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
CÁC TRƯỜNG HỢP CHỐNG CHỈ ĐỊNH CẮM IMPLANT
Ngày đăng: 28/12/2023 04:28 PM

    Trồng răng Implant là phương pháp cấy ghép răng được xem là tiên tiến nhất bởi thực hiện bởi trụ implant và các bộ phận được đáp ứng như răng thật. Các bộ phận của 1 quá trình trồng răng implant cơ bản đầy đủ bao gồm: trụ implant, abutmemt và mão sứ. Quá cấy ghép mất khoảng 2 – 6 tháng từ lúc bác sĩ cắm trụ implant đến lúc hoàn thiện như một chiếc răng thật. Tuy nhiên, ở một số trường hợp không nên cấy implant và chỉ có khi có chỉ định của bác sĩ mới được phép. Bài viết này hãy cùng nha khoa Smile Hunter giải đáp thắc mắc các bạn nhé !

    Chỉ định được cấy ghép răng implant

    Cắm implant là biện pháp được chỉ định đối với hầu hết các ca bệnh mất một răng, nhiều răng hoặc toàn bộ răng. Bác sỹ sẽ tư vấn tiến hành cấy ghép implant nếu người bệnh có nhu cầu và nắm trong các trường hợp như sau:

    • Người đã bị mất răng, có nhu cầu phục hình răng mất nhưng không muốn sử dụng răng giả tháo lắp. Đặc biệt là những người mất toàn bộ răng.
    • Trường hợp rối loạn chức năng hoặc răng giả tháo lắp đã thoái hóa.
    • Trường hợp muốn tăng độ bền vững, ổn định cho răng giả tháo lắp.
    • Người bệnh không muốn tiến hành làm cầu răng do phải mài răng thật.
    • Trường hợp răng tự nhiên không đủ chắc khỏe để đảm nhiệm vai trò trụ cầu.
    • Người bệnh mong muốn bảo toàn xương hàm, tránh tiêu xương khi mất răng.

     Chống chỉ định cấy ghép răng implant với các trường hợp

    1. Chống chỉ định tuyệt đối

    Tuyệt đối không áp dụng phương pháp cấy ghép implant trong các trường hợp:

    Người chưa đủ 18 tuổi: Với những bệnh nhân dưới 18 tuổi, xương hàm vẫn đang trong giai đoạn phát triển, việc áp dụng biện pháp này có thể gây ra tác động tiêu cực tới cấu trúc xương về sau.

    • Phụ nữ có thai: Sau khi cắm implant, người bệnh cần uống một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ, điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
    • Người bệnh có xương hàm dị dạng nghiêm trọng không hồi phục được.
    • Người đang có bệnh mạn tính như huyết áp, tim mạch, tiểu đường,
    • Người mắc chứng rối loạn thần kinh, không làm chủ được hành vi của mình.
    • Người mắc các bệnh lý không thể kiểm soát như Paget, thiểu năng tuyến yên, đái tháo đường không kiểm soát,…
    • Người nghiện rượu nặng

    2. Chống chỉ định tương đối

    • Tuổi tác

    Tuổi tác là một yếu tố quan trọng khi quyết định trồng răng implant. Người già thường có xương hàm yếu hơn, do đó, sẽ khó hơn để họ chịu đựng quá trình phẫu thuật và tốn thời gian hồi phục sau đó. Ngoài ra, người già cũng có khả năng mắc các vấn đề sức khỏe khác như tiểu đường, bệnh tim mạch, và các vấn đề về hô hấp, điều này cũng có thể làm tăng nguy cơ phẫu thuật.

    • Tình trạng sức khỏe

    Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng là một yếu tố quan trọng khi quyết định trồng răng implant. Các bệnh lý như bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận và bệnh truyền nhiễm có thể làm tăng nguy cơ phẫu thuật và các biến chứng sau phẫu thuật.

    • Thói quen hút thuốc

    Hút thuốc là một thói quen có hại cho sức khỏe và có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trồng răng implant. Việc hút thuốc có thể làm chậm quá trình lành sẹo và làm giảm khả năng thành công của quá trình trồng răng implant. Hơn nữa, các chất độc hại trong thuốc lá có thể làm giảm sự hỗ trợ của xương hàm và gây ra các biến chứng sau phẫu thuật.

    • Tình trạng miệng và răng

    Tình trạng miệng và răng của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đến quyết định trồng răng implant. Nếu bệnh nhân có các vấn đề như nhiễm trùng nướu, mất răng quá nhiều hoặc mất hết răng, việc trồng răng implant có thể không phù hợp và bệnh nhân cần phải xử lý các vấn đề này trước khi quyết định trồng răng implant.

    |50 suất| IMPLANT CHÍNH HÃNG TRỌN GÓI CHỈ 9.900.000Đ

     

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242