ĐIỀU TRỊ TẬT ĐẨY LƯỠI: NGUYÊN NHÂN & CÁC KHẮC PHỤC

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
ĐIỀU TRỊ TẬT ĐẨY LƯỠI: NGUYÊN NHÂN & CÁC KHẮC PHỤC
Ngày đăng: 27/02/2024 10:26 PM

    Đẩy lưỡi là một thói quen xấu do có thể dẫn đến lệch lạc răng miệng, sai khớp cắn, hô, thưa răng… Chính vì vậy, tật đẩy lưỡi được nhiều bác sĩ chuyên gia khuyến cáo khắc phục từ sớm, nhất là ở trẻ nhỏ. Vậy đâu là giải pháp để loại bỏ tật đẩy lưỡi? Hãy cùng nha khoa Smile Hunter tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về thói quen này.

    1. Tật đẩy lưỡi là gì?

    Tật đẩy lưỡi là việc lưỡi được đặt sai tư thế khi ở trạng thái nghỉ và nuốt. Lúc này, lưỡi không để trên vòm họng mà đặt giữa răng cửa của hàm trên và hàm dưới hoặc một bên, đẩy vào gót răng cửa hàm trên tạo nên lực tác động thường xuyên lên răng. Áp lực liên tục của lưỡi lên răng có thể tạo nên sự mất cân xứng giữa răng và cung hàm, tuy nhiên việc đẩy lưỡi được thực hiện trong vô thức nên khó để sửa được.

    Tật đẩy lưỡi xuất hiện phổ biến ở trẻ từ 5 - 8 tuổi, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp xuất hiện ở người trường thành.

    2. Nguyên nhân gây nên tật đẩy lưỡi

    • Nguyên nhân của đẩy lưỡi có thể do rối loạn thần kinh cơ dẫn đến trẻ không thay đổi thói quen nuốt lúc sơ sinh. Đối với đẩy lưỡi tiên phát, trẻ không thể hoặc rất khó thực hiện động tác đưa đầu lưỡi chạm lên vòm miệng.
    • Tật đẩy lưỡi cũng thường liên quan đến các bệnh lý răng miệng như viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường mũi buộc phải thở bằng miệng, viêm amidan, viêm họng gây khó nuốt, lệch lạc răng hàm,... hoặc các bệnh lý về di truyền như bệnh loạn dưỡng cơ, thần kinh… đều có thể là tác nhân gây nên tật đẩy lưỡi ở cả trẻ em lẫn người lớn.

    3. Tật đẩy lưỡi gây ra những hậu quả gì?

    Nhiều người cho rằng vì lưỡi là mô mềm nên sẽ không gây ra tác động quá lớn đủ để thay đổi khuôn hàm, tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Tật đẩy lưỡi không những gây bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày mà còn dẫn đến nhiều vấn đề như:

    • Cắn hở phía trước

    • Cắn hở 1 bên hoặc cả 2 bên

    • Cắn hở kết hợp cả 2 bên và phía trước

    • Tình trạng đẩy răng phía trước

    • Đẩy răng kết hợp trước, sau

    • Đẩy lưỡi 1 bên hoặc cả 2 bên

    • Đẩy lưỡi cắn khít

    4. Cách khắc phục tật đẩy lưỡi hiệu quả

    Tật đẩy lưỡi có thể được loại bỏ nếu luyện tập điều chỉnh thói quen này hoặc yêu cầu can thiệp bằng các phương pháp nha khoa. Như sau:

    • Sử dụng khí cụ hỗ trợ: Các khí cụ phổ biến hiện nay được sử dụng để điều trị tình trạng này bao gồm hàng rào chặn lưỡi, nút chặn lưỡi, thanh khẩu cái hỗ trợ tập lưỡi,…

    Tật đẩy lưỡi gây những tác hại gì? Cách khắc phục hiệu quả

    • Tập thói quen rèn luyện các cơ và phản xạ nuốt: Phương pháp này giúp khắc phục được thói quen đẩy lưỡi khá hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thêm các khí cụ hỗ trợ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất. Chính vì thế, khi chữa trị tình trạng này nha sĩ thường khuyến khích bạn nên kết hợp cả 2 phương pháp trên.

    ĐIỀU TRỊ LOẠI BỎ THÓI QUEN XẤU ĐẨY LƯỠI – Nha Khoa Như Ngọc

    Trẻ em là đối tượng xuất hiện nhiều hiện tượng đẩy lưỡi nhất. Vì thế, phụ huynh có thể giúp con khắc phục tật xấu này bằng cách:

    • Bước 1: Hướng dẫn trẻ đặt đầu lưỡi chạm vào mặt trong của lợi.
    • Bước 2: Cắn chặt hai hàm.
    • Bước 3: Tập cho trẻ nuốt nhưng không để lưỡi chạm vào răng cửa, lưỡi đi lên phía vòm họng. Hãy hướng dẫn bé luyện tập theo nhịp đếm, thực hiện cả ngày.

    Để khắc phục được tật đẩy lưỡi, bạn cần phải có sự kiên trì và chủ động.

    Nhằm nâng cao việc tầm soát bệnh lý răng miệng, Nha Khoa Smile Hunter triển khai chương trình ĐẶT LỊCH TRƯỚC - KHÁM RĂNG 0Đ, chi tiết:

    • Miễn phí chụp chiếu hình ảnh răng
    • Miễn phí lên kế hoạch điều trị
    • Tư vấn trực tiếp với Bác sĩ điều trị
    • Ký Hợp đồng điều trị

    Đăng ký lịch khám ngay để có cơ hội miễn phí 1OO% dịch vụ Chụp Film đồng thời được thăm khám và tư vấn các vấn đề về răng miệng cùng GĐCM. Nguyễn Tố Hải Hậu. Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:

     

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242