ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU BẰNG PHƯƠNG PHÁP NÀO?
Ngày đăng: 21/04/2024 07:10 PM

    Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương các mô xung quanh răng, là kết quả của thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Nếu không điều trị, viêm nha chu có thể phá hủy xương nâng đỡ răng, khiến răng bị lung lay hoặc mất răng. Hãy cùng nha khoa Smile Hunter tìm hiểu về cách điều trị và phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả trong bài viết này.

    Phương pháp điều trị viêm nha chu

    1. Điều trị khẩn cấp

    Điều trị nha chu khẩn cấp được áp dụng khi phát hiện khối áp xe ở vùng nướu hoặc phần niêm mạc nướu bị viêm nha chu. Ổ áp xe gây đau và sưng đỏ niêm mạc. Lúc này, nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu có thể chỉnh định dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm để làm giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp chỉ là phương án tạm thời, viêm nha chu có khả năng tiến triển thành bệnh mạn tính và tái phát cấp tính theo chu kỳ.

    2. Điều trị không phẫu thuật

    Phương pháp điều trị không phẫu thuật thường hiệu quả với những người bị viêm nha chu nhẹ đến trung bình. Những phương pháp điều trị này bao gồm:

    • Thuốc kháng sinh: nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống để chống nhiễm trùng. Hoặc đặt một loại thuốc kháng sinh tại chỗ bên dưới nướu, nhắm vào khu vực bị ảnh hưởng.
    • Cạo vôi và làm sạch gốc răng: được gọi là làm sạch sâu, cạo vôi răng và làm sạch gốc răng tương tự như việc làm sạch thông thường. Người bệnh được gây tê cục bộ để làm tê nướu. Bác sĩ quét sạch vi khuẩn nằm sâu bên dưới đường viền nướu, sau đó làm nhẵn chân răng, ngăn mảng bám và vi khuẩn tích tụ thêm. Sau 1 tháng cạo vôi răng, bạn phải gặp bác sĩ để kiểm tra nướu và xem việc điều trị hiệu quả như thế nào. (2)

    3. Điều trị phẫu thuật

    Phẫu thuật điều trị viêm nha chu nếu tình trạng viêm từ trung bình đến nặng. Các phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:

    • Phẫu thuật vạt: bác sĩ nha chu sẽ rạch một đường dọc theo đường viền nướu và tạm thời nhấc mô nướu khỏi răng, sau đó làm sạch chân răng.
    • Ghép xương răng: nếu bị mất nhiều xương, nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu có thể đề nghị ghép xương. Trong quy trình này, bác sĩ sẽ đặt vật liệu ghép xương vào những vùng bị mất mô xương. Vật liệu này có thể là xương của chính người bệnh, xương được hiến tặng hoặc vật liệu tổng hợp. Mảnh ghép đóng vai trò như một giá đỡ cho sự phát triển của xương mới.
    • Ghép nướu: viêm nha chu khiến mô nướu bị kéo ra khỏi răng, gây tụt nướu, lộ chân răng. Để thay thế mô bị mất quanh răng, nha sĩ hoặc bác sĩ có thể đề nghị ghép nướu. Người bệnh được đặt một mảnh ghép mô xung quanh răng bị ảnh hưởng và khâu nó vào đúng vị trí. Mô ghép nướu có thể lấy từ mô vòm miệng của bạn hoặc mua mô từ ngân hàng mô và xương được cấp phép. Phẫu thuật ghép nướu bao phủ chân răng bị lộ, cải thiện vẻ ngoài, nụ cười và giảm nguy cơ tụt lợi thêm.
    • Tái tạo mô có hướng dẫn: nha sĩ đặt một màng tương thích sinh học đặc biệt giữa xương hiện có và răng. Lớp màng này giữ các mô và kích thích xương phát triển trở lại.
    • Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): nếu bị mất xương hoặc mô nướu, PRP có thể giúp tái tạo nó. Nha sĩ hoặc bác sĩ nha chu sẽ lấy huyết tương giàu tiểu cầu từ một mẫu máu của người bệnh. Mẫu máu này được quay ly tâm để tách huyết tương khỏi các tế bào hồng cầu và bạch cầu. Sau đó đặt huyết tương giàu tiểu cầu vào những vùng thiếu hụt để kích thích sự phát triển xương mới.

    4. Điều trị duy trì

    Thăm khám định kỳ để theo dõi sức khỏe nha chu sau khi điều trị khỏi bệnh rất cần thiết. Điều này giúp bạn phát hiện và ngăn chặn kịp thời nguy cơ tái phát bệnh.

    Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

    Điều trị tại nhà giúp kiểm soát sự tích tụ mảng bám và giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đưa ra lời khuyên sau:

    • Đánh răng trong 2 phút hai lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng hoặc bằng điện có lông mềm.
    • Sử dụng kem đánh răng có fluor.
    • Chải tất cả các bề mặt răng.
    • Thay bàn chải đánh răng 3 – 4 tháng 1 lần hoặc thường xuyên hơn nếu lông bàn chải bị xơ hoặc sờn.
    • Chọn bàn chải đánh răng chất lượng.
    • Không nên dùng chung bàn chải, vì vi khuẩn có thể lây lan theo cách này.
    • Cân nhắc dùng thêm: chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng, nước súc miệng sát trùng.
    • Bỏ thuốc lá.
    • Hạn chế uống rượu.
    • Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả.
    • Đến nha sĩ ít nhất 1 lần 1 năm.
    • Uống đủ nước, mỗi ngày từ 1,5 – 2 lít nước.
    • Kiểm soát tốt lượng đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Cách phòng ngừa viêm nha chu

    Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm nha chu là tập thói quen chăm sóc răng miệng thật tốt. Bắt đầu thói quen này khi còn trẻ và duy trì trong suốt cuộc đời.

    • Chăm sóc răng miệng tốt: đánh răng trong 2 phút ít nhất 2 lần 1 ngày, vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần trong ngày trước khi đánh răng để làm sạch các mẫu thức ăn và vi khuẩn còn sót lại.
    • Khám răng định kỳ: gặp nha sĩ 6 – 12 tháng 1 lần để làm sạch răng. Nếu bạn có các yếu tố rủi ro làm tăng khả năng mắc bệnh viêm nha chu như bị khô miệng, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường,… cần khám răng định kỳ thường xuyên hơn.

    Nhằm nâng cao việc tầm soát bệnh lý răng miệng, Nha Khoa Smile Hunter triển khai chương trình ĐẶT LỊCH TRƯỚC - KHÁM RĂNG 0Đ, chi tiết:

    • Miễn phí chụp chiếu hình ảnh răng
    • Miễn phí lên kế hoạch điều trị
    • Tư vấn trực tiếp với Bác sĩ điều trị
    • Ký Hợp đồng điều trị

    Đăng ký lịch khám ngay để có cơ hội miễn phí 1OO% dịch vụ Chụp Film đồng thời được thăm khám và tư vấn các vấn đề về răng miệng cùng GĐCM. Nguyễn Tố Hải Hậu. Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:

     

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242