Ngày nay, niềng răng không còn là phương pháp giúp làm đẹp nụ cười xa lạ. Đây là sự lựa chọn của rất nhiều người nhằm khắc phục tình trạng răng bị lệch lạc, chen chúc hoặc sai lệch khớp cắn. Nha khoa Smile Hunter sẽ giúp bạn đọc trả lời được những thắc mắc của nhiều người đang có ý định niềng răng như niềng răng có mấy giai đoạn, quy trình diễn ra khi niềng răng để bạn đọc có thể chuẩn bị tâm lý kỹ càng trước khi niềng răng.
1. Giai đoạn chuẩn bị
Giai đoạn chuẩn bị là thời điểm bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn, sau đó xây dựng phác đồ điều trị thích hợp và tư vấn kỹ lưỡng cho bạn.
Niềng răng vốn là kỹ thuật phức tạp, cần nhiều thời gian. Với các mốc thời gian sẽ có những sự thay đổi khác nhau trong hàm răng. Đây là sự tác động lực lên răng để di chuyển răng lại để khớp cắn đúng. Thông qua quá trình di chuyển răng này, những lệch lạc về răng ở người như răng bị hô hàm trên, hô hàm dưới, vẩu, móm, răng thưa, răng mọc chen chúc. đều có thể khắc phục giúp mang lại tính thẩm mỹ hơn, đẹp hơn, từ đó trả lại sự tự tin cho người niềng răng.
2. Giai đoạn đặt chun tách kẽ/ nhổ răng
Trước khi chính thức sử dụng khí cụ niềng, bác sĩ sẽ thực hiện bước gắn chun tách kẽ và nhổ răng (nếu cần) cho bệnh nhân. Chun tách kẽ có vai trò tạo thêm khoảng trống giữa các răng hàm. Nhờ những khoảng trống này mà răng dễ dàng dịch chuyển tới vị trí mong muốn hơn. Ngoài ra, nha sĩ có thể sẽ nhổ bỏ bớt răng thừa của bạn nhằm thu gọn khuôn hàm và tạo thêm vị trí để răng di chuyển.
Thực tế, không phải người niềng nào cũng cần trải qua giai đoạn này. Tuỳ cơ địa, tình trạng răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên nhổ răng hoặc đặt chun tách kẽ không.
3. Giai đoạn gắn mắc cài
Gắn mắc cài là giai đoạn vô cùng quan trọng khi niềng răng. Thủ thuật gắn mắc cài phải được thực hiện một cách tỉ mỉ, chính xác nhằm đảm bảo hiệu quả chỉnh nha. Quy trình gắn mắc cài bao gồm 7 bước dưới đây:
- Bước 1: Làm sạch khoang miệng
- Bước 2: Bôi một lớp acid lên răng nhằm tạo bề mặt bám dính
- Bước 3: Rửa sạch lớp acid, hong khô răng
- Bước 4: Thoa keo dán mắc cài chuyên dụng lên bề mặt răng
- Bước 5: Trét xi măng lên mặt sau của mắc cài
- Bước 6: Gắn mắc cài lên răng, gọt bỏ phần xi măng thừa
- Bước 7: Nhằm kích thích sự kết dính của lớp keo và xi măng, bác sĩ sẽ chiếu đèn quang trùng hợp cho người niềng.
Sau khi mắc cài ổn định trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ xỏ dây cung vào các rãnh mắc cài, cuối cùng là cố định dây cung, mắc cài bằng chun buộc nha khoa. Quá trình gắn mắc cài thường kéo dài 2 tiếng.
4. Giai đoạn định hình răng
Trong những ngày đầu khi mới gắn mắc cài, răng của bạn sẽ bắt đầu di chuyển. Trải nghiệm mới này có thể khiến bạn cảm thấy một chút khó chịu, đau nhức vì má, lưỡi, môi thường xuyên cọ vào mắc cài. Bác sĩ sẽ khuyên bạn sử dụng sáp nha khoa để xoa dịu tình trạng này. Sau khoảng 1 tuần, cảm giác khó chịu sẽ dần biến mất.
Quá trình định hình khá phức tạp, có thể bạn sẽ phải nhổ bỏ răng thừa hoặc cấy thêm minivis. Minivis sẽ được bác sĩ đặt vào xương hàm của bạn, tạo ra một điểm neo giữ cố định để gắn chun lên nhằm kéo răng dịch chuyển. Nhờ có sự hỗ trợ của Minivis mà giai đoạn định hình răng diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Thủ thuật gắn vít diễn ra khá nhanh, chỉ cần 10 phút/vút và không gây đau nhức dữ dội.
5. Giai đoạn tái khám theo chu kỳ
Việc tái khám định kỳ là bắt buộc để bác sĩ kiểm tra tiến trình dịch chuyển của răng có khớp với phác đồ điều trị hay không. Ngoài ra, trong buổi tái khám, bác sĩ cũng sẽ tăng lực siết của khí cụ niềng răng, thay mới dây chun và chỉnh lại dây cung.
6. Giai đoạn kết thúc điều trị
Khi hàm răng của bạn đã ổn định, răng về vị trí đúng trên cung hàm, khớp cắn không còn sai lệch thì người niềng có thể dừng đeo khí cụ niềng. Bác sĩ sẽ tháo mắc cài, loại bỏ xi măng nha khoa thừa trên răng. Sau đó, có thể bác sĩ sẽ lấy cao răng và đánh bóng răng để đảm bảo vệ sinh răng miệng của bạn.
7. Giai đoạn đeo hàm duy trì sau điều trị
Dù răng đã về đúng vị trí và người niềng đã tháo bỏ niềng răng nhưng răng và xương hàm vẫn chưa tích hợp hoàn toàn. Do vậy răng có thể sẽ chạy về vị trí cũ. Chính vì điều này mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn đeo thêm hàm duy trì để đảm bảo ổn định cho răng. Thông thường, việc đeo hàm duy trì như thế nào, trong bao lâu sẽ do bác sĩ chỉ định và hướng dẫn dựa trên tình trạng răng miệng của mỗi người.
Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
Hotline 24/7: 0974 242 242
Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242
-----------------------------
NHA KHOA SMILE HUNTER
Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh