Áp xe răng ở trẻ em không chỉ ảnh hưởng đến sức nhai, đau nhức, mưng mủ mà còn gây ra ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị sớm. Theo các chuyên gia, bệnh khởi phát ở trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau như vệ sinh răng miệng kém, chấn thương, sâu răng lâu ngày và một số thói quen xấu ảnh hưởng đến răng (nghiến răng, dùng răng cắn xé vật cứng, nhọn,…)
Áp xe răng ở trẻ em có tự khỏi hay không?
Áp xe răng được xem là một vấn đề nghiêm trọng về nha khoa mà trẻ gặp phải và thường không thể tự khỏi được nếu không có sự can thiệp bằng y khoa. Khi không được điều trị, ổ áp trùng sẽ ngày càng lan rộng và ăn sâu gây phá hủy các mô khỏe mạnh ở nướu, hàm, từ đó khiến trẻ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như đã nói ở trên.
Chính vì vậy, các nha sĩ khuyến cáo khi trẻ có dấu hiệu bị áp xe răng, bạn nên nhanh chóng đưa con mình đến các phòng khám nha khoa để được chẩn đoán và điều trị. Tránh chủ quan bỏ qua hoặc tự tìm cách chữa trị tại nhà bằng các mẹo dân gian truyền miệng khiến cho tình trạng áp xe răng ở trẻ ngày càng có chuyển biến xấu hơn.
Phương pháp chẩn đoán trẻ bị áp xe răng
Với một bệnh lý nguy hiểm như áp xe răng sữa ở trẻ em, điều cần thiết khi phát hiện là cần đưa trẻ tới thăm khám và điều trị tại những nha khoa sớm nhất có thể để ngăn chặn những biến chứng hay hậu họa khôn lường sau này.
Thường có hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để có thể chẩn đoán trẻ bị áp xe răng bao gồm: thăm khám lâm sàng và xét nghiệm hình ảnh.
Đối với biện pháp lâm sàng:
- Bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh về lịch sử mắc các bệnh răng miệng của trẻ, triệu chứng và biểu hiện của bé.
- Sau đó sử dụng kính lúp hoặc mắt thường để có thể kiểm tra tổn thương sưng viêm hay các ổ áp xe răng của trẻ.
- Để thử mức độ nhạy cảm của răng, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ gõ nhẹ vào răng trẻ.
Đối với biện pháp xét nghiệm hình ảnh:
- Cần phải chụp X – quang đối với trường hợp trẻ có ổ áp xe không rõ ràng, chưa thể kết luận ngay nếu chỉ thăm khám bằng mắt thường.
- Trong trường hợp trẻ bị áp xe răng có lây lan hoặc nghi ngờ nhiễm trùng đã lan sang vùng mặt và cổ thì cần sử dụng kỹ thuật chụp CT.
Điều trị áp xe răng cho bé
Để điều trị áp xe răng ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên căn cứ vào lời khuyên của bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý an toàn và mang lại hiệu quả cao nhất:
Xử lý áp xe cho bé tại nhà
Việc cơ bản nhất mà dù điều trị ở nhà hay nha khoa đều phải làm đó là giữ gìn vệ sinh khoang miệng. Các bậc phụ huynh cũng nên hình thành sớm cho trẻ những kỹ năng này, ngoài bảo vệ khoang miệng thì còn giảm thiểu các bệnh về hô hấp.
Trong trường hợp phụ huynh vì những tình huống bất khả kháng chưa thể đưa trẻ đi khám ngay thì bài viết sẽ cung cấp một số cách giảm đau chữa cháy tại nhà để phụ huynh có thể sử dụng để giảm đau cấp tốc cho bé trước.
- Chườm đá lạnh: Đây là một phương pháp hiệu quả để giúp trẻ giảm sưng viêm, xoa dịu cơn đau. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, phụ huynh chỉ cần chườm đá lên bên ngoài khu vực bị áp xe răng của trẻ và giữ nguyên từ 15-20 phút với tần suất từ 3 – 4 lần trong một ngày.
- Súc miệng bằng nước muối: Từ lâu, muối vốn được đến là có công dụng sát khuẩn hiệu quả. Để trẻ súc miệng với nước muối pha loãng 2 – 3 lần/ trên ngày sẽ giúp sát trùng khoang miệng, giảm đau và đẩy nhanh hiệu quả cho quá trình chữa trị.
- Thoa dầu ô liu: Trong dầu ô liu có chứa một lượng lớn eugenol, đây là loại dầu có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, làm dịu cơn đau trong răng và thúc đẩy tái tạo tổn thương ở nướu. Với phương pháp này phụ huynh bôi trực tiếp lên vùng răng bị áp xe của bé vài lần/ ngày.
- Dùng tinh dầu: Phụ huynh có thể thêm vào nước ấm 1 – 2 giọt tinh dầu bạc hà hay đinh hương để bé súc miệng có thể hỗ trợ việc giảm đau, chống nhiễm trùng an toàn cho bé.
Điều trị áp xe răng cho trẻ bằng biện pháp nha khoa
Trước khi thực hiện các biện pháp nha khoa để điều trị áp xe răng ở trẻ em, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh như đã chia sẻ ở trên. Sau đó, họ có thể tiến hành các kỹ thuật xử lý như sau:
- Chích rạch mủ: Tình trạng áp xe răng ở trẻ em nếu mới khởi phát có thể chích rạch một vết nhỏ ở ổ áp xe để loại bỏ mủ ra ngoài. Sau đó, nước muối sẽ được dùng để làm sạch vùng tổn thương, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và lây lan.
- Lấy tủy, trám răng: Trường hợp trẻ bị áp xe răng do viêm tủy gây ra, các bác sĩ sẽ đề nghị điều trị tủy nhằm bảo tồn không để răng tiếp tục bị hư hỏng. Sau khi phần mủ và tủy được hút sạch, vật liệu trám phù hợp sẽ được dùng để bít lại để đảm bảo tính thẩm mỹ và khôi phục chức năng nhai.
- Nhổ răng: Đây được xem là giải pháp cho trường hợp áp xe quá nặng, răng của trẻ đã bị hư hỏng hoàn toàn, không thể bảo tồn được nữa. Việc nhổ răng được chỉ định nhằm mục đích ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan đến các khu vực khỏe mạnh xung quanh.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp nhạy cảm không thể can thiệp nha khoa, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Mục đích chính là để tiêu diệt vi khuẩn, giảm viêm và ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan.
Các biện pháp nha khoa điều trị áp xe răng ở trẻ em mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng yêu cầu phải thực hiện chính xác, đúng quy trình. Do đó, trước khi đưa trẻ đi điều trị bệnh, ba mẹ cần tham khảo và tìm hiểu kỹ lưỡng địa chỉ nha khoa uy tín.
Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
Hotline 24/7: 0974 242 242
Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242
-----------------------------
NHA KHOA SMILE HUNTER
Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh
Chia sẻ: