RĂNG KHÔN LÀ GÌ? CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
RĂNG KHÔN LÀ GÌ? CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN KHÔNG?
Ngày đăng: 29/05/2024 06:08 PM

    Răng khôn hay răng số 8 thường được biết đến là chiếc răng mọc cuối cùng trong cung hàm gây nhiều khó chịu và đau nhức trong quá trình mọc. Tuy nhiên, vài trường hợp răng khôn mọc thẳng, đúng hàng và không gây đau nhức cho người bệnh. Vậy có nên nhổ răng khôn không? Nhổ răng không có nguy hiểm đến sức khỏe không?  Cùng nha khoa Smile Hunter tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

    Răng khôn là gì?

    Răng khôn hay răng số 8 thuộc bộ răng thứ ba cũng như cuối cùng và sẽ mọc vào tầm độ tuổi 18-25. Khi răng khôn mọc lệch, chúng có thể nằm ngang, nằm nghiêng về răng hàm kề cạnh hoặc ngược lại, có thể hướng ra hay hướng vào. Răng khôn mọc lệch có thể xô lệch hoặc gây tổn thương đến các răng kề cạnh, đến xương hàm hoặc hệ thống thần kinh.

    Răng khôn có thể nằm giữa lớp mô mềm và xương hàm hoặc trồi một phần qua nướu. Việc này dẫn đến vi khuẩn có thể xâm nhập xung quanh răng và gây nhiễm trùng, dẫn đến đau đớn, sưng, cứng hàm, hoặc các gây cảm sốt thông thường. Răng trồi một phần dễ bị sâu răng và viêm lợi vì chúng nằm ở vị trí bất tiện khiến việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa khó khăn.

    Có nên nhổ răng khôn không? 

    Nha sĩ thường khuyên bạn nên nhổ răng khôn từ sớm, trước khi răng phát triển. Việc này để tránh liệu trình đau đớn hoặc phức tạp hơn nếu để răng phát triển thêm vài năm nữa. Nhổ răng khôn dễ thực hiện trên người trẻ, vì lúc này chân răng chưa phát triển hoàn toàn và xương ít dày đặc. Đối với người lớn tuổi, thời gian hồi phục sẽ lâu hơn.

    Nhổ răng khôn sẽ không mang quá nhiều nguy hiểm nếu được thực hiện đúng quy trình. Việc loại bỏ răng khôn sớm còn giúp đảm bảo cách răng bên cạnh không bị ảnh hưởng và khó khăn khi vệ sinh. Về công dụng, răng khôn nếu mọc sai vị trí thì hầu như không có công dụng gì trong việc ăn nhai cả.

    Khi nào nên và không nên nhổ răng khôn? 

    Răng khôn thường mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành. Lúc này xương hàm và các răng khác cũng dần ổn định và không còn vị trí cho chúng. Việc này dẫn đến tình trạng mọc lệch, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm gây ra các đau đớn và khó chịu. Lúc này, nếu không loại bỏ kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, viêm nướu và ảnh hưởng xấu đến răng lân cận. 

    Trường hợp nên nhổ răng khôn

    Hầu hết các trường hợp đều được nha sĩ khuyên loại bỏ từ sớm như:

    • Răng khôn mọc lệch ra má, gây đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng đến ăn nhai.
    • Răng khôn mọc nghiêng về hướng răng cạnh gây xô lệch và ảnh hưởng đến cấu trúc của hàm.
    • Răng khôn dị dạng, sâu,… cần loại bỏ để tránh ảnh hưởng đến răng hàm bên cạnh.
    • Xuất hiện các tình trạng viêm nha chu, viêm nhiễm quanh răng số 8.

    Trường hợp không nên nhổ răng khôn

    Các trường hợp không nên thực hiện nhổ răng khôn:

    • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
    • Người mắc các bệnh mãn tính như: huyết áp, tim, thần kinh, chứng đông máu,…
    • Răng khôn mọc thẳng, đều và không gây ảnh hưởng đến răng số 7

    Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

    Vị trí và giai đoạn phát triển của răng khôn sẽ quyết định độ phức tạp của việc nhổ răng. Răng khôn mọc hoàn toàn qua lợi có thể nhổ dễ dàng như các răng khác. Tuy nhiên, khi răng khôn nằm bên dưới lợi và dính với xương hàm sẽ cần phải cắt mở lợi và gỡ bỏ phần xương nằm trên răng. Thông thường đối với trường hợp này, răng khôn sẽ được tháo gỡ từng phần nhỏ thay vì nhổ nguyên răng để giảm thiểu phần xương cần gỡ bỏ.

    Nhổ răng khôn tuy không gây nguy hiểm nhưng đối với người bệnh mang nhiều bệnh lý sẽ phải được cân nhắc và chỉ định từ bác sĩ. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu mọc răng khôn cần đến ngay cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

    Các biến chứng sau khi nhổ răng khôn

    Nhổ răng khôn khi không được thực hiện đúng quy trình hoặc tay nghề bác sĩ còn yếu sẽ dẫn đến các biến chứng sau:

    Khô ổ chân răng

    Khô ổ chân răng là biến chứng thường xảy ra khi máu trong chân răng bị nhổ không đông lại hoặc máu đông tại vị trí đó bị bong ra. Nếu không có máu đông tại ổ chân răng, việc hồi phục sẽ bị gián đoạn. Khô ổ chân răng thường xảy ra 3 hoặc 4 ngày sau khi nhổ răng và đi kèm theo tê nhức và hôi miệng. Nha sĩ sẽ điều trị khô ổ chân răng bằng cách đặt thuốc vào ổ chân răng.

    Dị cảm

    Dị cảm là biến chứng hiếm gặp khi nhổ răng khôn. Răng khôn dính vào xương hàm thường gần với dây thần kinh. Đôi khi các mô thần kinh này bị bầm tím hoặc tổn thương trong quá trình nhổ. Dẫn đến cảm giác tê ở lưỡi, môi, cằm (còn gọi là dị cảm) và có thể kéo dài hàng ngày, tuần, tháng.

    Nhổ răng khôn có đau không?

    Trước khi răng khôn được nhổ, răng và mô xung quanh sẽ được làm tê (giống với gây tê khi điều trị sâu răng) nên hầu như không gây đau đớn. Cùng lúc với dùng thuốc tê để giảm đau, bạn và bác sĩ có thể quyết định sử dụng thêm thuốc an thần kiểm soát cảm giác lo lắng.

    Các chất an thần có thể là: dạng khí như Nitrious oxide (hay thường được gọi là khí cười), thuốc an thần dạng viên (ví dụ: Valium), hoặc dạng lỏng và được tiêm vào tĩnh mạch. Nếu sử dụng phương thức an thần bằng khí Nitrous oxide, bạn có thể tự lái xe về nhà, nếu lựa chọn các hình thức an thần khác, bạn sẽ cần có người lái xe đưa đi khám và đưa về.

    Cách cầm máu sau khi nhổ răng khôn

    Chảy máu trong thời gian đầu sau khi nhổ răng là dấu hiệu bình thường. Để cầm máu, bạn có thể thực hiện các cách sau:

    Chảy máu liên tục trong vài giờ sau khi nhổ răng. Đặt một miếng bông ẩm lên vị trí nhổ răng và cắn chặt, giữ áp lực đều trong vòng 45 phút. Túi trà ẩm là một phương án thay thế hiệu quả. Chất tannic acid trong trà giúp làm đông máu. Lặp lại quá trình nếu còn tình trạng chảy máu nhẹ; nếu vẫn chảy máu nhiều, liên hệ bác sĩ để được chỉ dẫn. Tránh súc miệng hoặc khạc nhổ trong vòng 24h sau khi nhổ răng, tránh hành động “hút” (như uống nước bằng ống hút hoặc hút thuốc) và tránh đồ uống nóng (như cà phê và soup). Các hành động trên có thể dẫn đến tình trạng khô ổ xương răng (dry socket), sẽ làm chậm quá trình lành vết thương và gây đau đớn lan ra khắp miệng và mặt.

    Cách giảm sưng, đau sau khi nhổ răng khôn

    Sưng mặt tại vị trí nhổ răng cũng là hiện tượng thường thấy và có thể khắc phục bằng các cách sau:

    • Chườm lạnh: Để giảm độ sưng, bọc nước đá trong một lớp khăn ẩm và chườm lên chỗ sưng theo chu kỳ 10 phút đắp, 20 phút nghĩ. Lặp lại nếu cần trong vòng 24 giờ.
    • Dùng thuốc giảm đau: như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Motrin hoặc advil), có thể sử dụng cho cơn đau nhẹ. Liên hệ nha sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau mạnh hơn nếu cần.
    • Thuốc kháng sinh: nếu bạn được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh trước khi nhổ răng (để điều trị nhiễm trùng xung quanh răng khôn), bạn nên tiếp tục sử dụng cho đến hết liệu trình.
    • Cẩn thận trong ăn uống: chỉ dùng đồ ăn lỏng cho đến khi thuốc tê hết tác dụng. Ăn đồ ăn mềm trong vài ngày, tránh đồ có cồn nếu bạn đang dùng thuốc giảm đau nhóm opioid.
    • Đánh răng thường xuyên: nhưng tránh răng xung quanh vị trí nhổ trong vòng 24h đầu. Ngày hôm sau tiếp tục đánh răng nhẹ. Không sử dụng nước súc miệng thương mại vì có thể gây dị ứng.

    Nhằm nâng cao việc tầm soát bệnh lý răng miệng, Nha Khoa Smile Hunter triển khai chương trình ĐẶT LỊCH TRƯỚC - KHÁM RĂNG 0Đ, chi tiết:

    • Miễn phí chụp chiếu hình ảnh răng Miễn phí lên kế hoạch điều trị
    • Đăng ký lịch khám ngay để có cơ hội miễn phí 1OO% dịch vụ Chụp Film đồng thời được thăm khám và tư vấn các vấn đề về răng miệng cùng GĐCM. Nguyễn Tố Hải Hậu.
    • Tư vấn trực tiếp với Bác sĩ điều trị
    • Ký Hợp đồng điều trị

    Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242