Thông thường, sau khi tháo niềng, bạn sẽ được Bác sĩ yêu cầu đeo hàm duy trì. Nhiều bạn sẽ cảm thấy khá bất ngờ vì cứ ngỡ sau khi thoát khỏi hàm răng sắt là đã hoàn thành quá trình niềng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải như vậy, bạn cần phải tiếp tục đeo hàm duy trì để tránh răng xô lệch về vị trí cũ. Nếu bạn còn đang thắc mắc hàm duy trì là gì, cần lưu ý những gì khi đeo, thì hãy cùng nha khoa Smile Hunter tham khảo bài viết bên dưới nhé.
Tác dụng của việc đeo hàm duy trì sau chỉnh nha
Khi thực hiện tháo niềng răng chưa hoàn toàn kết thúc quá trình chỉnh nha. Khi đó, khách hàng sẽ tiếp tục giai đoạn cuối cùng trong niềng răng là đeo hàm duy trì để cố định hàm răng sau dịch chuyển.
Đây là giai đoạn bắt buộc và rất quan trọng quyết định đến khả năng duy trì kết quả vĩnh viễn sau điều trị. Ngay sau khi tháo niềng, hàm răng chưa thể tự thích ứng ở vị trí mới, nếu không có khí cụ hỗ trợ thì răng rất dễ bị xô lệch về vị trí cũ.
Tuân thủ đeo hàm duy trì đúng cách, đủ thời gian sẽ tạo điều kiện để mô lợi, xương hàm và răng dần thích nghi với sự thay đổi, đảm bảo răng không “chạy” khỏi vị trí này. Khi chân răng đã vững chắc trong xương hàm, mô nướu ổn định thì sẽ không còn phải đeo hàm duy trì.
Tuỳ vào trường hợp mà thời gian đeo niềng sẽ được bác sĩ chỉ định như:
- Với trường hợp chỉnh nha trẻ em, bác sĩ có thể yêu cầu đeo hàng duy trì cho đến độ tuổi trưởng thành vì lúc này răng và xương hàm mới phát triển ổn định,
- Còn đối với trường hợp người trưởng thành, có thể sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6 – 12 tháng nếu trình trạng răng và xương hàm phục hồi lâu.
- Còn đối với tình trạng xương hàm và răng của bệnh nhân khỏe mạnh, nhanh chóng hồi phục ổn định thì chỉ cần khoảng từ 1 – 3 tháng đeo hàm duy trì mà thôi.
- Riêng trong trường hợp có người có hàm răng yếu, thì có thể sẽ phải đeo hàm duy trì dài lâu hơn, thậm chí vĩnh viễn để hỗ trợ kết quả lâu dài.
Những lưu ý khi đeo hàm duy trì sau niềng răng
1. Tuân thủ thời gian đeo
Đeo hàm duy trì rất quan trọng đối với răng trong giai đoạn sau khi tháo niềng. Do đó bạn cần phải tuân thủ tốt thời gian đeo hàm duy trì để đảm bảo răng đi đúng lộ trình điều trị.
2. Đảm bảo vệ sinh răng miệng
Bạn phải luôn giữ thói quen giữ gìn răng miệng sạch sẽ, sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải đánh răng dành riêng cho người niềng và nên dùng thêm nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn các vụn thức ăn bám trên răng, tránh nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng như hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
3. Tuân thủ lịch tái khám
Kết thúc quá trình niềng răng, nhưng bạn vẫn phải tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của Bác sĩ, tái khám theo lịch hẹn để đảm bảo việc đeo hàm duy đạt hiệu quả và xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh.
4. Chăm sóc hàm duy trì
Hàm duy trì phải được rửa qua với nước lạnh và làm sạch các cặn bẩn, vụn thức ăn bằng bàn chải đánh răng lông mềm.
Hàm răng trì cần được tháo khi ăn và hoạt động thể thao dưới nước. Khi tháo ra bạn nhớ bảo quản hàm duy trì trong khay hộp chuyên dụng để tránh được tình trạng vỡ hoặc bị mất. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng không nên tháo ra quá 12 tháng tiếng trong 6 tháng đầu tiên, để tránh răng dịch chuyển về vị trí ban đầu bạn nhé.
5. Tuân thủ kỹ thuật đeo
Việc đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng vô cùng quan trọng, vì vậy bạn hãy nhớ tuân thủ và làm đúng theo sự hướng dẫn của Bác sĩ, tránh trường hợp răng chạy, xô lệch về vị trí ban đầu, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mình bạn nhé!
Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:
Hotline 24/7: 0974 242 242
Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242
-----------------------------
NHA KHOA SMILE HUNTER
Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh