VÌ SAO TRẺ BỊ ÁP XE RĂNG SỮA?

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
VÌ SAO TRẺ BỊ ÁP XE RĂNG SỮA?
Ngày đăng: 08/09/2023 08:01 PM

    Áp xe răng sữa là một trong những chứng bệnh khá nguy hiểm, ảnh hưởng nhiều đến quá trình hình thành răng ở trẻ nhỏ, chính vì vậy phụ huynh cần lưu tâm nhiều đến tình trạng răng miệng của trẻ, để có thể phát hiện sớm và giải quyết kịp thời những bệnh lí về răng miệng của trẻ để có thể đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng của bé luôn trong trạng thái tốt. 

    Áp xe răng ở trẻ em là gì?

     

    Áp xe răng là một khái niệm được dùng để chỉ tình trạng trên cung hàm của một chiếc răng nào đó bị sưng đau, tấy đỏ, thường xuất hiện tình trạng tụ mủ, máu và chảy dịch ra bên ngoài. Tại vùng răng bị ảnh hưởng thường xuất hiện cơn đau một cách đột ngột, dữ dội khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai thức ăn và trở nên biếng ăn, thậm chí là bỏ ăn.

    Ở một số trẻ sẽ có phản ứng sốt cao, do đó khi con bạn bị sốt có thể đó là một trong những nguyên nhân. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất cứ răng nào của trẻ, bao gồm cả răng sữa, răng khôn hay răng hàm. Đây là một dạng nhiễm trùng nặng nên cần có cách điều trị tại nhà sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm cho bé.

    Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Loại Bỏ An Toàn

    Vì sao trẻ bị áp xe răng?

    Áp xe răng không chỉ xảy ra ở trẻ em mà ở mọi đối tượng, độ tuổi tuy nhiên phần lớn là trẻ em và người có hệ miễn dịch kém. Như đã nói ở trên, thì nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe răng là do vi khuẩn tấn công vào trong khoang miệng từ những mảnh vụn tạo thành mảng bám trên thân răng và mô mềm ở nhiều vị trí khác nhau gây ra. Chúng có thể thông qua những tổn thương về răng và các bệnh lý hay yếu tố khác gây ra. Ví dụ trẻ có thể bị áp xe răng vì một trong những lý do dưới đây:

    Nguyên nhân khách quan: 

    • Trẻ bị té ngã, chấn thương không mong muốn khiến răng bị chịu tác động mạnh gây ra tình trạng bị nứt vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào các kẽ răng và hình thành nên những ổ áp xe và gây tổn thương cho nướu.
    • Trẻ đang mọc răng nên có sở thích “gặm” để đỡ ngứa lợi nhưng vô tình lại gây ra xô đẩy, chèn ép răng và rách lợi, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
    • Trẻ có hệ miễn dịch kém và mắc phải những bệnh lý nên như tiểu đường, tim mạch, HIV/AIDS,… 
    • Các vấn đề khác về răng miệng: Ngoài sâu răng, tình trạng áp xe răng ở trẻ em có thể phát triển thứ phát sau khi bé mắc các vấn đề khác về răng miệng, chẳng hạn như sâu răng, viêm quanh chân răng, viêm nướu, viêm nha chu…

    Áp xe răng ở trẻ em và những biến chứng nguy hiểm răng miệng

    Nguyên nhân chủ quan:

    • Trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không đúng cách, không đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn những vi khuẩn ra khỏi răng, nướu khiến vi khuẩn và các mảng bám sinh sôi và tấn công vào răng gây sâu răng, viêm tủy răng lâu ngày không được điều trị dứt điểm.
    • Trẻ em thường có thói quen uống sữa và ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn vặt nhưng không được chăm sóc răng miệng đúng cách. Từ vùng răng bị sâu, vi khuẩn có thể tấn công vào trong tủy và gây tổn thương đến chóp răng hoặc ảnh hưởng đến vùng lợi xung quanh. Đó là nguyên nhân chính lý giải vì sao trẻ em thường bị sâu răng, sún răng. 
    • Trẻ thường xuyên có thói quen nghiến răng hoặc ăn đồ cứng có thể tạo ra một áp lực lớn lên răng gây nguy cơ cao bị áp xe răng
    • Tất Cả Những Điều Phụ Huynh Cần Biết Về Áp Xe Răng Ở Trẻ Em

    Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị áp xe răng ở trẻ

    • Bé có tiền sử bị áp xe răng trước đây.
    • Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, hút thuốc lá thụ động.
    • Thói quen chăm sóc răng miệng kém, ít đánh răng hoặc không được tập thói quen đánh răng từ sớm.
    • Trẻ bị thiếu nước, khô miệng.
    • Suy giảm hệ miễn dịch.
    • Ăn nhiều bánh kẹo ngọt và các thức ăn vặt chứa nhiều đường, tinh bột.

    Những nguyên nhân trên cũng lý giải cho câu hỏi: Vì sao trẻ thường xuyên tái phát áp xe răng. Cơn đau do bị áp xe răng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, chán ăn, gào thét, sụt cân, sốt… đảo lộn các hoạt động thường ngày của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải lưu tâm những vấn đề nhỏ từ thói quen ăn uống đến hoạt động vui chơi của trẻ nhiều hơn để hạn chế tối thiểu các tai nạn nói chung và vấn đề răng miệng nói riêng.  

    Không có mô tả ảnh.

    Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:

    ▪️ Hotline 24/7: 0974 242 242

    ▪️ Inbox fanpage: m.me/nhakhoasmilehunter242

    -----------------------------

    NHA KHOA SMILE HUNTER

    Một trong những Nha Khoa uy tín, chất lượng nhất trong Cộng đồng Chỉnh Nha TP. Hồ Chí Minh

    242/10A Thống Nhất, phường 10, quận Gò Vấp, TPHCM

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242