CÁCH ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA BỊ CHẾT TỦY

Địa chỉ

242/10A Thống Nhất, P.10, Gò Vấp

Email

smilehunter@gmail.com

Phone

0974 242 242

Lịch hẹn
CÁCH ĐIỀU TRỊ RĂNG SỮA BỊ CHẾT TỦY
Ngày đăng: 21/04/2024 07:41 PM

    Trẻ em rất dễ có nguy cơ răng sữa bị chết tủy do thói quen chăm sóc, vệ sinh răng chưa tốt hoặc sở thích ăn đồ ngọt của trẻ. Vậy răng sữa bị chết tủy có điều trị được không? Cha mẹ hãy tìm hiểu cùng nha khoa Smile Hunter qua bài viết dưới đây nhé.

    Răng sữa có tủy không?

    Nhiều cha mẹ thắc mắc răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn thì răng sữa có tủy  không. Thực tế, răng sữa cũng giống răng vĩnh viễn, tủy răng của răng sữa đảm nhận vai trò nuôi dưỡng và dẫn truyền cảm giác kích thích từ bên ngoài cho thân răng giúp răng được chắc khỏe. bảo vệ cho răng.

    Vì vậy, nếu trẻ có dấu hiệu đau nhức răng, sâu răng thì có nguy cơ trẻ bị viêm tủy răng. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán, chữa trị viêm tủy răng kịp thời tránh việc răng sữa bị chết tủy và ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai.

    Răng sữa bị chết tủy, viêm tủy ở trẻ em

    Trẻ em là đối tượng rất dễ bị viêm tủy và bệnh tiến triển rất nhanh. Có thể hiểu, viêm tủy răng sữa là bệnh lý xảy ra khi có phản ứng viêm của mô tủy răng sữa, làm tăng tưới máu dẫn đến tăng áp lực nội tủy chèn ép thần kinh và gây đau. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men, nếu không được can thiệp kịp thời, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men), sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng.

    Các cấp độ sâu răng, viêm tủy như sau:

    • Sâu độ 1: men răng bị acid tấn công và bị phá hủy, bề mặt men răng có đốm trắng sau biến thành đen. Sâu ở men không có cảm giác và không đau.
    • Sâu độ 2: ngà răng bị phá hủy, trẻ sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn lạnh và thức ăn chua.
    • Sâu độ 3: nếu răng có một lỗ sâu mà không trám ngay, sâu răng tiến dần đến tủy, cảm giác đau càng nhạy cảm hơn. Ở giai đoạn này, răng trẻ đau nhức dữ dội, đó là viêm tủy cấp tính.
    • Sâu độ 4: viêm tủy nếu không được chữa trị (lấy tủy răng), lâu ngày răng sẽ chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương và có thể tạo mủ gây áp xe ở chân răng, viêm mô tế bào và có thể gây viêm xương hàm.

    Răng sữa của trẻ bị sâu răng, viêm tủy nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến răng sữa bị chết tủy. Nhiều trường hợp răng sữa bị chết tủy phải nhổ bỏ trước thời điểm thay răng thì trẻ bị mất răng sữa sớm, ảnh hưởng đến hàm răng vĩnh viễn của trẻ trong tương lai.

     Nguyên nhân dẫn đến viêm tủy răng ở trẻ em

    Nguyên nhân viêm tủy ở trẻ em thường là do các nguyên nhân sau đây:

    • Sâu răng:  Trẻ nhỏ thường rất thích ăn đồ ngọt như bánh kẹo, đồ uống ngọt có gas. Trẻ còn nhỏ nên chưa có thói quen chăm sóc vệ sinh răng tốt dẫn đến các vụn thức ăn dính vào kẽ và bề mặt răng dẫn đến sâu răng. Nếu không điều trị kịp thời, sâu răng nặng sẽ tiến triển thành viêm tủy, trẻ có nguy cơ răng sữa bị chết tủy.
    • Chấn thương răng: trẻ đang ở độ tuổi hiếu động. Răng sữa của trẻ lại khá mềm và dễ bị gãy, nứt, mẻ khi va chạm hoặc có lực mạnh tác động. Khi răng bị nứt, hãy và để lộ phần ngà răng, các vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và tấn công vào sâu bên trong, dẫn đến viêm tủy răng, răng sữa bị chết tủy.
    • Bệnh lý viêm nướu, viêm lợi: các bệnh lý viêm nướu, viêm lợi không được điều trị kịp thời, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nha chu, áp xe chân răng. Răng sẽ suy yếu dần do “bệnh” và khiến răng sữa bị chết tủy.

    Có nên lấy tủy răng cho trẻ hay không?

    Viêm tủy răng ở trẻ có thể dẫn đến răng sữa bị chết tủy nên cần được điều trị ngay lập tức để tránh tình trạng đau đớn kéo dài, ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ cũng như những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

    Khi trẻ có dấu hiệu sâu răng, viêm tủy, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ. Với mỗi trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra quyết định có nên lấy tủy răng ở trẻ em hay không. Nếu vị khuẩn đã lây lan và xâm phạm tới khu vực tủy răng, tùy vào từng mức độ tổn thương nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ đánh giá có cần lấy tủy răng hay không. Trường hợp vi khuẩn mới chỉ tác động ở phần men răng, ngà răng mà chưa xâm nhập tới tủy răng thì chưa cần lấy tủy răng.

    Những trường hợp cần phải lấy tủy răng ở trẻ em

    Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau để kịp thời đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ nhằm điều trị tận gốc bệnh lý về răng miệng, nhất là điều trị lấy tủy răng ở trẻ:

    • Trẻ bị sâu răng lan đến phần tủy buồng nhưng phần tủy ở chân răng chưa bị tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ thực hiện lấy phần tủy bị tổn thương cho đến đầu ống tuỷ chân răng, giữ lại phần ở chân răng chưa bị nhiễm trùng và tiến hành trám.
    • Răng sữa bị sâu nặng hoặc chấn thương gãy răng, hở tủy dẫn đến viêm tủy cấp tính, viêm tủy mãn tính hoặc hoại tử tủy với các triệu chứng đau tự phát, đau về đêm, sưng, lung lay răng, thoát mủ ở nướu răng thì sẽ tiến hành lấy tuỷ toàn phần và trám lại.

    Nhằm nâng cao việc tầm soát bệnh lý răng miệng, Nha Khoa Smile Hunter triển khai chương trình ĐẶT LỊCH TRƯỚC - KHÁM RĂNG 0Đ, chi tiết:

    • Miễn phí chụp chiếu hình ảnh răng
    • Miễn phí lên kế hoạch điều trị
    • Tư vấn trực tiếp với Bác sĩ điều trị
    • Ký Hợp đồng điều trị

    Đăng ký lịch khám ngay để có cơ hội miễn phí 1OO% dịch vụ Chụp Film đồng thời được thăm khám và tư vấn các vấn đề về răng miệng cùng GĐCM. Nguyễn Tố Hải Hậu. Liên hệ đặt lịch thăm khám cùng đội ngũ Bác sĩ Nha khoa tại Smile Hunter:

    Zalo
    Hotline
    0974 242 242